Bạn có đang thiếu máu, thiếu sắt do chu kỳ kinh nguyệt?

Thông tin sức khỏe
21/11/2024

Bạn có hay cảm thấy mệt mỏi dù đã ngủ đủ giấc, đau đầu, khó tập trung trong công việc hay choáng váng? Nếu thấy những dấu hiệu này quen thuộc, đặc biệt vào những ngày “đèn đỏ,” bạn có thể đang gặp tình trạng thiếu máu, thiếu sắt – vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng thường bị bỏ qua ở phụ nữ.

Thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ – Nguy cơ thầm lặng
Có một sự thật rằng, phụ nữ có nguy cơ thiếu sắt, thiếu máu cao hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi có kinh nguyệt. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia 2020, cứ 6 phụ nữ không mang thai thì có 1 người bị thiếu máu và 2 người bị thiếu sắt. Ở phụ nữ mang thai, con số này còn cao hơn, lần lượt là 2 người thiếu máu và 3 người thiếu sắt trong số 6 người[1].  Thiếu máu, thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống ở phụ nữ. 

Vì sao phụ nữ dễ bị thiếu máu, thiếu sắt?
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt cao, và nguyên nhân chính là chu kỳ kinh nguyệt, yếu tố thường bị nhiều người xem nhẹ. Theo nghiên cứu, chu kỳ kinh nguyệt chiếm khoảng 33-41% nguyên nhân gây thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản [7].
Mỗi chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mất trung bình từ 35-50ml máu, thậm chí hơn 80ml nếu bị rong kinh [6]. Lượng máu mất này làm cơ thể mất sắt gấp 5-6 lần so với kỳ kinh bình thường [8], [9]. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt thường không được chú ý đúng cách, dẫn đến sự thiếu hụt tích lũy qua thời gian, làm tăng nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt một cách âm thầm.
Lối sống hiện đại cũng góp phần lớn. Áp lực công việc, thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn kiêng quá mức để giảm cân, bỏ bữa sáng, hoặc chế độ ăn thiếu sắt đều khiến cơ thể không nhận đủ các dưỡng chất cần thiết để tổng hợp hemoglobin, làm nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt ngày càng nghiêm trọng hơn.

Thiếu máu, thiếu sắt ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ như thế nào?
Sắt là một khoáng chất thiết yếu, giữ vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Trong cơ thể, sắt kết hợp với protein tạo thành huyết sắc tố (hemoglobin) trong tế bào hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đến từng tế bào, bao gồm cả não, để duy trì hoạt động bình thường [3]. 
Sắt còn tham gia vào thành phần enzyme của hầu hết các quá trình sinh học khác nhau trong cơ thể như tổng hợp DNA, sản xuất năng lượng tế bào và hỗ trợ các chức năng miễn dịch [4]. Vì vậy, khi cơ thể thiếu sắt, hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống:

  • Ảnh hưởng thể chất: Thiếu sắt gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài, mất sức, da xanh xao, thiếu sức sống, suy giảm hệ miễn dịch, rụng tóc, và móng yếu.
  • Ảnh hưởng tinh thần: Thiếu sắt gây thiếu hụt oxy đến não làm giảm tập trung và trí nhớ khiến cho hiệu suất làm việc và học tập kém đi. Bên cạnh đó, thiếu sắt còn gây giảm chất lượng giấc ngủ, làm bạn cảm thấy kiệt sức mỗi ngày.

Rõ ràng, sắt không chỉ là một khoáng chất mà còn là “nhiên liệu” cần thiết để duy trì sức khỏe thể chất, tinh thần và năng lượng sống của mỗi người. Vì vậy, chú ý bổ sung đủ sắt là cách giúp cơ thể khỏe mạnh, duy trì mức năng lượng và giúp não luôn hoạt động ở trạng thái tốt nhất [5].

Làm sao để thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ không còn là nỗi lo?
Dù nguy cơ thiếu sắt ở phụ nữ rất cao, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa bằng các cách đơn giản sau:

Bổ sung sắt qua thực phẩm 

  •  Thực phẩm giàu sắt heme: gồm thịt nạc, cá, hải sản, các loại thịt đỏ...
  • Thực phẩm giàu sắt không heme như các loại đậu, hạt, rau lá xanh đậm [10], [11].
  • Kết hợp thêm các thực phẩm chứa vitamin C (bưởi, cam, quýt, dâu tây, ớt chuông, cà chua…) để tăng hấp thu sắt [3], [11].
  • Hạn chế thực phẩm chứa chất ức chế hấp thu sắt như phytate, tanin trong trà, cà phê…[3].

Bổ sung sắt bằng viên uống
Khi chế độ ăn uống không đáp ứng đủ sắt, việc sử dụng sản phẩm bổ sung sắt là giải pháp đơn giản, hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu sắt. Để chọn sản phẩm bổ sung sắt phù hợp và an toàn, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Lựa chọn sản phẩm có hàm lượng sắt phù hợp với nhu cầu bổ sung hàng ngày để đảm bảo tính hiệu quả, an toàn, phù hợp sử dụng lâu dài theo nhu cầu cơ thể.
  • Công thức kết hợp Sắt với các vi chất hỗ trợ tạo máu khác như Kẽm, Đồng, Acid Folic, vitamin B12, B6, giúp tăng hiệu quả bổ sung sắt, tạo hồng cầu, bổ máu và mang lại hiệu quả toàn diện hơn.
  • Dạng bào chế tiện lợi, dễ sử dụng: hãy ưu tiên các sản phẩm được thiết kế để che giấu mùi, vị tanh của sắt, dễ uống, và giảm thiểu tác dụng phụ. Dạng viên nang phóng thích từ từ một cách có kiểm soát là một gợi ý tuyệt vời để đảm bảo cơ thể hấp thu sắt và hạn chế tối đa tác dụng phụ.
  • Chọn sản phẩm đến từ các thương hiệu uy tín, đã được cấp phép lưu hành bởi các cơ quan quản lý có thẩm quyền để đảm bảo hiệu quả, an toàn trong quá trình sử dụng.

Feroglobin B12 Capsules – Giải pháp bổ sung Sắt toàn diện cho phụ nữ

Với công thức toàn diện kết hợp Sắt với Kẽm, Đồng, Acid Folic, Vitamin B6, và Vitamin B12; cùng với hàm lượng sắt vừa phải 24mg phù hợp cho nhu cầu bổ sung hàng ngày. Feroglobin B12 Capsules đem đến cho người dùng những lợi ích vượt trội:

  • Tăng tạo máu và tăng cường sức khỏe toàn diện: Ngoài việc bổ sung sắt, tăng cường sản xuất hồng cầu, tạo máu hiệu quả, sản phẩm còn giúp giảm mệt mỏi và tăng cường sức đề kháng, duy trì sức khỏe tổng thể cho người dùng.
  • Hạn chế tối đa tác dụng phụ: dạng bào chế tiên tiến, viên nang chứa vi hạt phóng thích từ từ, giúp tối ưu hấp thu, hạn chế tối đa khó chịu dạ dày, táo bón, giúp phụ nữ duy trì sử dụng lâu dài mà vẫn an toàn.
  • Phù hợp với mọi giai đoạn: Sản phẩm cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cho mọi độ tuổi, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, cho đến mẹ bầu và mẹ sau sinh, người luyện tập thể thao thường xuyên, ăn kiêng… đều phù hợp để sử dụng.

Feroglobin B12 Capsules là sản phẩm bổ sung sắt số 1 tại Anh Quốc, đến từ Vitabiotics, thương hiệu danh tiếng với hơn 50 năm dẫn đầu trong nghiên cứu và phát triển lĩnh vực vitamin và khoáng chất. Sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng về hiệu quả, và độ an toàn giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, thiếu sắt chỉ trong 30 ngày đầu tiên sử dụng. 

Đừng để tình trạng thiếu máu, thiếu sắt làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn. Hãy bổ sung đủ sắt bằng Feroglobin B12 Capsules ngay từ hôm nay để luôn khỏe mạnh, phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt hiệu quả và đảm bảo cuộc sống tràn đầy năng lượng mỗi ngày !

Nguồn tham khảo:
1. Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025 https://vncdc.gov.vn/ke-hoach-hanh-dong-thuc-hien-chienluoc-quoc-gia-ve-dinh-duong-den-nam-2025-nd16965.html 

2. Iron Deficiency in Menstruating Adult Women: Much More than Anemia https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7784796/
3. Iron deficiency
https://www.healthdirect.gov.au/iron-deficiency# 
4. Iron metabolism: Pathophysiology and Pharmacology
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7611894/
5. What Iron Does for Your Body
https://health.clevelandclinic.org/iron 
6. Determination of total menstrual blood lass https://www.researchgate.net/publication/11903401_Determination_of_total_menstrual_blood_lass 
7. Iron https://ods.od.nih.gov/factsheets/Iron-HealthProfessional/ 
8. Heavy Menstrual Periods https://www.health.harvard.edu/decision_guide/heavy-menstrual-periods 
9. The relationship between menorrhagia, iron deficiency, and anaemia in recreationally active females: An exploratory population based screening study https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1440244024001427 
10. Anemia
https://kidshealth.org/en/teens/anemia.html 
11. Young People
https://nutritionfoundation.org.nz/healthy-eating/teenagers/